CHIẾN LƯỢC DẪN ĐẦU TRONG KINH DOANH

ƯU ĐÃI 20% HỌC PHÍ 

CHIẾN LƯỢC DẪN ĐẦU TRONG KINH DOANH

“Chiến lược Dẫn đầu trong Kinh doanh” được khởi xướng năm 1986 bởi Tập đoàn General Electric và đang được triển khai trong đào tạo MBA tại hơn 400 trường Đại học danh tiếng và nhiều công ty lớn như Samsung, GM, Caterpillar, Sony/BMG. Tại cùng một thời điểm, các công ty cùng lúc phải đưa ra các quyết định của riêng mình cho những vấn đề: R&D, Sản xuất, Marketing và Bán hàng, Nhân sự, Tài chính mà các quyết định này lại hoàn toàn bị lệ thuộc vào các quyết định tương đương của các đối thủ cạnh tranh trên cùng một thị trường hàng hóa/ dịch vụ với họ. Khóa đào tạo “Chiến lược Dẫn đầu trong Kinh doanh” được thiết kế riêng cho Lãnh đạo và các cấp quản lý của các doanh nghiệp tại Việt Nam, giúp doanh nghiệp đạt được vị trí dẫn đầu trong chiến lược kinh doanh dựa trên sự am hiểu môi trường kinh doanh, nhận định đúng xu hướng dịch chuyển của thị trường, biết được các quyết sách của đối thủ và thống nhất được sức mạnh chung của các bộ phận, các trưởng đầu ngành trong doanh nghiệp mình.

NỘI DUNG KHÓA HỌC

BUỔI 1

  • Làm rõ trách nhiệm, công việc của từng phòng ban
    – Phòng Nghiên cứu và Phát triển
    – Phòng Quảng cáo, Bán hàng- Phòng Sản xuất, Kinh doanh
    – Phòng Tài chính – Kế toán
    – Phòng Nhân sự
    – Điều gì xảy ra khi các phòng ban không hiểu rõ cần liên kết điều gì với nhau khi đưa ra quyết định?
  • Xây dựng tầm nhìn, chiến lược cho Công ty​
    – Sứ mệnh của Công ty
    – Mục đích, mô hình kinh doanh của Công ty
    – Tầm nhìn và chiến thuật của Công ty
  • Làm thế nào để xác định chính xác thị trường của Cty
    – Thị trường chia làm bao nhiêu khúc?
    – Thị phần của Công ty ra sao tại mỗi khúc thị trường?
    – Sản phẩm, dịch vụ của Công ty đang nằm ở đâu
    – Khách hàng trong mỗi khúc thị trường mong muốn gì?
  • Làm thế nào để sử dụng số liệu khi đưa ra quyết định về :
    – Nghiên cứu và Phát triển
    – Marketing
    – Sản xuất, dịch vụ
    – Tài chính
    – Dự báo và quyết định của mỗi bộ phận sẽ được chứng minh ngay sự ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong Cty

BUỔI 2

  • Chiến lược
    – Duy trì Sản phẩm đang có hay tung ra Sản phẩm mới.
    – Tăng mạnh chi phí quảng cáo, bán hàng ?
    – Tập trung vào lợi nhuận hay chiếm lĩnh thị trường?
    – Duy trì sự có mặt tại các khúc thị trường?
    – Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển?
    – Sử dụng vốn vay hay phát hành cổ phiếu?
  • Nghiên cứu và Phát triển
    – Dự án hoàn thành vào thời điểm nào là tốt?
    – Ngân sách cho dự án có hợp lý không?
    – Sản phẩm của dự án liệu có tồn tại trên thị trường?
    – Định vị sản phẩm như thế nào?
  • Marketing
    – Ngân sách cho quảng cáo bao nhiêu là đủ?
    – Ngân sách cho bán hàng bao nhiêu là đủ?
    – Đánh giá hiệu quả của các ngân sách Marketing
    – Khảo sát khách hàng về sản phẩm của Công ty
    – Xây dựng chiến lược giá cho mỗi dòng sản phẩm
  • Dự báo bán hàng
    – Dự báo quá cao sẽ tồn kho nhiều, ảnh hưởng đến nguồn tiền!
    – Dự báo quá thấp, sẽ nhường bớt thị phần cho đối thủ!
    – Những yếu tố nào cần xem xét khi dự báo?
    – Cách dự báo bình quân
  • Sản xuất
    – Năng lực sản xuất, khả năng cung cấp?
    – Đầu tư máy móc, dây chuyền?
    – Bố trí lao động, tổ chức phân ca, làm thêm giờ
    – Quỹ lương, thưởng, đào tạo?
  • Ra quyết định cho Công ty năm đầu tiên
    – Đánh giá kết quả – hậu quả của các quyết định
    – Phân tích nguyên nhân của những quyết định sai
    – Phân tích toàn diện về công ty mình và đối thủ cạnh tranh

BUỔI 3

  • Tài chính
    – Phân tích thông tin từ “Bảng cân đối tài sản“
    – Bán ra / Mua vào cổ phiếu – trái phiếu
    – Công bố cổ tức
    – Thị trường vốn của Công ty
    – Sử dụng hiệu quả nợ ngắn/dài hạn
    – Biện pháp xử lý khi thâm hụt ngân sách
  • Làm sao để tránh vay khẩn cấp?
    -Lưu chuyển tiền mặt thích hợp là gì? Bao nhiêu là thích hợp?
    – Truy tìm nguyên nhân và phương pháp khắc phục.
    – Cách phòng tránh vay khẩn cấp
  • Chỉ số đánh giá, quản lý về tài chính
    – Lợi nhuận trên doanh thu
    – Lợi nhuận trên tài sản
    – Đòn bẩy tài chính
    – Giá cổ phiếu
    – Lợi tức cổ phiếu – “Giá trị của Công ty”
    – Số lượng cổ phiếu, bao nhiêu là đủ?
    – Lợi tức cổ phiếu
    – Dòng tiền mặt
    – Báo cáo thu nhập
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh
    – Chiến lược của họ
    – Cơ hội và thách thức của họ
    – Dự án và dự báo của họ
    – Chỉ số tài chính mà họ đang quan tâm
  • Năng lực cốt lõi và lợi thế cạnh tranh
    – Năng lực thiết yếu cần quan tâm trong giai đoạn trước mắt?
    – Thời gian cần thiết để hoàn thiện năng lực thiết yếu?
    – Làm thế nào để có lợi thế cạnh tranh?
  • Ra quyết định cho Công ty năm thứ 2
    – Đánh giá kết quả – hậu quả của các quyết định
    – Phân tích nguyên nhân của những quyết định sai.
    – Phân tích toàn diện về công ty mình và đối thủ cạnh tranh.

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

ƯU ĐÃI 20% HỌC PHÍ

ĐỐI TƯỢNG THAM GIA